Ông Hoàng Đạo Thuý sinh năm 1900, kém Bác Hồ mười tuổi, nhưng lại
được Bác quý trọng, coi như người cùng lứa tác. Vốn là nhà giáo, ông
sinh ra và lớn lên giữa phố phường Hà Nội, nhưng đi nhiều, hiểu biết
nhiều trở thành nhà “ Hà Nội học”, nhà học giả có tiếng. Là một người tổ
chức Hướng đạo đoàn, ông là một trong những người đề xướng và lãnh đạo
“phong trào tìm đường với dân tộc” của hướng đạo sinh. Từ năm 1940, ông
đã có liên lạc với một số nhà cách mạng như Hoàng Văn Thụ, Trần Đăng
Ninh, năm 1945, ông được Trần Quốc Hoàn, Hà Huy Giáp đưa l&ecir
Hồi kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc, ông đi dự lớp bồi dưỡng chính trị của cán bộ cấp cao. Một buổi chiều đến lớp, sợ khi về trời tối, ông cầm chiếc đèn dầu đi theo. Vừa qua mấy ruộng lúa, ông nghe thấy tiếng hỏi:
- Ông cụ đi tìm ai thế?
Biết là tiếng cụ Hồ, và biết Cụ nhắc đến điển tích Hy Lạp: Điôgien ban ngày cầm đèn ra đường tìm kiếm, ai hỏi thì bảo là “đi tìm người”, ông liền đáp:
- Thưa Cụ, tôi đã tìm thấy Người rồi ạ.
Cả hai ông cụ cùng cười, bước vào hội trường...
Một lần khác, ở mặt trận về Sơn Dương tham dự cuộc họp Hội đồng Chính phủ, ông được ở gần Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một đêm trăng sáng, hai người thong thả dạo bước bên thác Dẫng sông Phó Đáy, Bác Hồ hỏi:
- Cụ đã đi nhiều nơi trên đất ta, Cụ có biết nơi nào cảnh đẹp, yên vui, cụ mách cho tôi, sau này khi nào bình yên, tôi muốn về ở đấy .
Ông Hoàng Đạo Thuý rất xúc động, nói:
- Thưa Cụ, núi rừng chỗ nào ngắm cũng đẹp, còn ở yên và vui thì tôi có biết mấy nơi vùng bờ sông Lô, sông Hồng dưới kia, nơi ấy đất bãi, cảnh đẹp, người thuần, mà trồng ngô thì tốt lắm.
Sau này, Bác Hồ vẫn không có điều kiện thực hiện ao ước bình thường của mình là “Khi đất nước yên hàn, được vui thú non xanh nước biếc”. Nhưng khi tuổi đã cao, Bác thường qua lại, nghỉ ngơi ở vùng ngã ba sông Lô, sông Đà, nơi mà cảnh đẹp giống như lời ông Hoàng Đạo Thuý miêu tả.
Nhung Nguyễn - ST
Iame sưu tầm
Hồi kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc, ông đi dự lớp bồi dưỡng chính trị của cán bộ cấp cao. Một buổi chiều đến lớp, sợ khi về trời tối, ông cầm chiếc đèn dầu đi theo. Vừa qua mấy ruộng lúa, ông nghe thấy tiếng hỏi:
- Ông cụ đi tìm ai thế?
Biết là tiếng cụ Hồ, và biết Cụ nhắc đến điển tích Hy Lạp: Điôgien ban ngày cầm đèn ra đường tìm kiếm, ai hỏi thì bảo là “đi tìm người”, ông liền đáp:
- Thưa Cụ, tôi đã tìm thấy Người rồi ạ.
Cả hai ông cụ cùng cười, bước vào hội trường...
Một lần khác, ở mặt trận về Sơn Dương tham dự cuộc họp Hội đồng Chính phủ, ông được ở gần Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một đêm trăng sáng, hai người thong thả dạo bước bên thác Dẫng sông Phó Đáy, Bác Hồ hỏi:
- Cụ đã đi nhiều nơi trên đất ta, Cụ có biết nơi nào cảnh đẹp, yên vui, cụ mách cho tôi, sau này khi nào bình yên, tôi muốn về ở đấy .
Ông Hoàng Đạo Thuý rất xúc động, nói:
- Thưa Cụ, núi rừng chỗ nào ngắm cũng đẹp, còn ở yên và vui thì tôi có biết mấy nơi vùng bờ sông Lô, sông Hồng dưới kia, nơi ấy đất bãi, cảnh đẹp, người thuần, mà trồng ngô thì tốt lắm.
Sau này, Bác Hồ vẫn không có điều kiện thực hiện ao ước bình thường của mình là “Khi đất nước yên hàn, được vui thú non xanh nước biếc”. Nhưng khi tuổi đã cao, Bác thường qua lại, nghỉ ngơi ở vùng ngã ba sông Lô, sông Đà, nơi mà cảnh đẹp giống như lời ông Hoàng Đạo Thuý miêu tả.
Nhung Nguyễn - ST
Iame sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét