Trưa hôm ấy, tôi di chuyển công văn vừa về đến cơ quan, được đồng chí Trung và đồng chí Định cho biết là tối nay Bác Hồ sẽ đi chơi, chúng mình chuẩn bị mọi mặt cho Bác. Tôi hơi ngạc nhiên về tin đó. Bác đi chơi tối? đi đâu? Ra cơ quan Chính phủ để bàn việc gì chăng?
Lâu nay thấy Bác ít đi đêm. Hôm nay mới thấy Bác đi mà lại nói là đi chơi, nên tôi và một số đồng chí khác đều ngạc nhiên và có nhiều phán đoán.
Mỗi lần đi đâu, Bác vẫn bảo chúng tôi chuẩn bị và cũng không bao giờ cho biết rõ là đi đâu, chỉ khi nào sắp lên đường thì Bác mới nói. Và mỗi lần đi đâu, Bác thường chỉ định người đi cùng Bác. Nhưng lần này chỉ có lệnh chung, nên chúng tôi càng ngạc nhiên.
Anh em chúng tôi là người bảo vệ Bác, nên mỗi lần Bác đi đâu đều phải chuẩn bị tốt những công việc của mình. Đồng chí Trung nấu cơm nếp với đỗ xanh, băn khoăn mãi không biết lấy gì làm thức ăn. Đồng chí Trung lo Bác phải đi xa nên thịt một con gà và rán rất cẩn thận. Thấy đồng chí Trung thịt gà rán, ai cũng bảo nhất định đi xa mới cơm nắm như vậy. Nhưng cũng thấy lạ: không thấy Bác bảo chuẩn bị ngựa mà lại thấy mấy đồng chí tập trung vào buộc lại cái bè mảng cẩn thận. Trên mảng kê thêm một lượt nứa nữa làm thành một cái giường ngồi được hẳn hoi.
Chúng tôi lại đoán là đêm nay Bác đi câu. Vì lúc khác, thỉnh thoảng Bác cũng đi câu vào những buổi chiều sau giờ làm việc. Nghĩ vậy thôi, thực ra mỗi người cũng tự hiểu đêm trăng sáng như vậy câu làm sao được, mà Bác cũng thừa biết.
Công việc chuẩn bị của chúng tôi đã đâu vào đấy. Trăng cũng vừa nhô lên đầu núi. Đêm nay là đêm rằm tháng tám ta, nên ánh trăng như dịu hiền, mát mẻ hơn. Không biết ở những nơi khác như thế nào, riêng ở ven sông Đáy này đêm ấy mặt trăng, dòng nước và vài đám mây trắng lững lờ trôi như quyện lấy nhau làm tăng thêm cảnh đẹp. Tôi dù chưa quen với cảnh trăng thu như vậy nhưng đếm ấy cũng thấy say cảnh.
Vừa lúc chúng tôi chuẩn bị xong, Bác từ nhà trên xuống bảo chúng tôi cùng Bác đi chơi Tết Trung thu! Anh em chúng tôi nghe vậy rất mừng. Nhưng nỗi lo của chúng tôi cũng hiện ra. Mừng là được cùng Bác đi chơi sông, lo là nước sông còn lạ bến lạ bờ. Chúng tôi lại là những người có trách nhiệm bảo vệ Bác. Nhưng dù sao anh em chúng tôi cũng cùng Bác bước chân xuống bè mảng.
Thế là đêm rằm tháng Tám năm 1949 ấy lần đầu tiên và cũng chỉ có một lần ấy, chúng tôi được cùng Bác đi chơi trên bè mảng giữa dòng sông Phó Đáy.
Đêm ấy, mặt nước sông Phó Đáy đã biết chiều lòng khách quý, nên rất phẳng lặng và dịu hiền. Tôi nhìn dòng sông như một con đường cái, mặt nước như mặt thảm nhung được trải giữa hai bờ. Tôi là người dân tộc Dao, xưa nay sống với núi rừng, bạn cùng hươu nai, khe suối. Vùng quê tôi không có con sông rộng và to như vậy. Nên đêm ấy nhìn núi, nhìn sông, nhìn trăng mà lòng tôi rạo rực lòng yêu mến đất nước. Tôi không phải nhà văn, nhà thơ, nên không biết tả cái cảnh giữa dòng sông Đáy mát mẻ này có một cái bè mảng của vị lãnh tụ dân tộc Việt Nam đang lững lờ trôi dưới ánh trăng rằm tháng Tám.
Nếu nhìn riêng dòng sông đêm nay thật là một đêm hoà bình đẹp đẽ. Nhưng hồi ấy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang vào thời kỳ quyết liệt. Khắp nơi đang chuẩn bị tổng phản công để quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Những tin thắng trận ở Sông Lô, Đèo Giàng...tin phá tề, diệt địch ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Trị Thiên .v.v... đang bay về trên sông Đáy này. Và có lẽ những tin thắng trận đó đã đến làm cho lãnh tụ chúng ta vui mừng nên mới có đêm chơi trăng đẹp đẽ này.
Đấy là những suy nghĩ riêng của chúng tôi. Người đang cầm lái con thuyền Việt Nam kháng chiến đi qua những thác ghềnh nguy hiểm mà lại đang thanh thản như một nhà thơ - Sự thực Bác là một nhà thơ vĩ đại – vì nắm chắc con thuyền Việt Nam sẽ tới bến vinh quang.
Mảng đang trôi. Bác đề nghị mỗi người hát một bài. Đoàn người hôm đó có cả chị Mai nên chúng tôi đề nghị chị hát trước. Chị Mai vui lòng, không ai bảo ai, tự nhiên ai cũng biết cuộc vui bắt đầu. Giữa núi rừng có trăng, có nước...nghe giọng hát của một thanh nữ cất lên, mặc dù chưa phải là một giọng hát điêu luyện như văn công, nhưng cũng đã làm cho cảnh đêm trăng càng thêm đẹp đẽ. Chị Mai hát xong, chúng tôi hoan hô, cả bè mảng rung rinh theo. Bác lại nói vui:
- Giọng cô hát nhỏ quá, mới như con muỗi bay ngang tai!
Chúng tôi đề nghị chị Mai hát lại. Chắc chị Mai vì cảm động quá nên hát không được cao tiếng.
Bè mảng của chúng tôi tiếp tục trôi một quãng sông nữa, đến một khúc sông rộng, có vực sâu hơn, lúc này nhìn hai bên bờ sông xa xa...Trăng đã lên khá cao. Cả bề mặt của sông như không còn bóng tối của núi rừng nữa. Nhìn đôi bờ sông, núi soi mình dưới nước tạo thành hai bờ như núi nối liền với núi. Bè mảng lúc này trôi chậm hơn nhiều, gần như dừng lại. Nhìn lên trời có trăng, có sao, nhìn xuống dưới chân cùng có sao, có trăng. Đến quãng này Bác nói đại ý như sau:
- Đêm nay, khắp nơi các cháu đều vui chơi tết Trung thu...
Bác nói nhiều và nhắc đến nhiều các cháu ở các nơi. Khi Bác nhắc tới các cháu đang sống trong vùng địch kiểm soát, mọi người đều se lòng. Bác nói xong, lại đề nghị mỗi người ở đây góp vào làm một bài thơ. Bác đề xướng và đặt câu trước, rồi mỗi người góp vào một câu. Mọi người chúng tôi đều vui vẻ đồng ý. Tôi và một số đồng chí khác chưa biết làm thơ là thế nào, nhưng thấy vui quá, cũng đồng ý. Nói là mỗi người góp vào, nhưng thực tế lại là ý kiến của Bác nhiều.
Tôi rất tiếc hồi ấy chưa quan tâm đến thơ ca nên không biết ghi chép lấy. Tôi chỉ còn mang máng nhớ một số ý không thành câu thơ như sau:
.................................
Trên đầu có trăng soi
Dưới chân có trăng soi
Bồng bềnh giữa nước đoàn người ngắm trăng
Xa xa súng trận vang ầm
Ngày mai thắng giặc trăng rằm sáng hơn.
..............................
Bài thơ còn dài, nhưng tôi không nhớ nữa. Làm xong bài thơ, Bác đọc lại. Mọi người vui vẻ. Bác và chúng tôi mới lấy cơm nắm ra ăn trên bè mảng. Ăn cơm xong, chúng tôi chống mảng ngược dòng. Về tới nhà khoảng hơn mười giờ khuya.
Đêm ấy, tôi ngủ ngay trong phòng Bác. Đặt mình lên giường, tôi suy nghĩ nhiều về một đêm đi ngắm trăng với lãnh tụ – nhà thơ. Người bận trăm công nghìn việc vẫn dành những thì giờ ngắm trăng và nhớ các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Nghĩ lại những lời Bác nhắc đến các cháu chơi Tết Trung thu, các cháu ở miền núi, các cháu đang ở vùng địch tạm chiếm...nghĩ bao nhiêu càng thấy lòng Bác quý các cháu bấy nhiêu. Từ đó, tôi càng hiểu sâu thêm hai chữ “Trung thu” mà Bác Hồ hằng nhắc nhở.
Hôm nay, miền Bắc đã hoà bình. Đúng là “ngày mai thắng giặc trăng càng sáng hơn”...
Nhìn lên trăng sáng, lòng tôi nhớ lại đêm rằm năm xưa. Nhìn ánh trăng toả khắp nơi nơi mà nhớ lại những lời thơ Bác còn vang vọng mãi...
Theo Triệu Hồng Thắng
Bác Hồ ở Việt Bác, NXB Việt Bắc, 1975
IAME sưu tầm
Lâu nay thấy Bác ít đi đêm. Hôm nay mới thấy Bác đi mà lại nói là đi chơi, nên tôi và một số đồng chí khác đều ngạc nhiên và có nhiều phán đoán.
Mỗi lần đi đâu, Bác vẫn bảo chúng tôi chuẩn bị và cũng không bao giờ cho biết rõ là đi đâu, chỉ khi nào sắp lên đường thì Bác mới nói. Và mỗi lần đi đâu, Bác thường chỉ định người đi cùng Bác. Nhưng lần này chỉ có lệnh chung, nên chúng tôi càng ngạc nhiên.
Anh em chúng tôi là người bảo vệ Bác, nên mỗi lần Bác đi đâu đều phải chuẩn bị tốt những công việc của mình. Đồng chí Trung nấu cơm nếp với đỗ xanh, băn khoăn mãi không biết lấy gì làm thức ăn. Đồng chí Trung lo Bác phải đi xa nên thịt một con gà và rán rất cẩn thận. Thấy đồng chí Trung thịt gà rán, ai cũng bảo nhất định đi xa mới cơm nắm như vậy. Nhưng cũng thấy lạ: không thấy Bác bảo chuẩn bị ngựa mà lại thấy mấy đồng chí tập trung vào buộc lại cái bè mảng cẩn thận. Trên mảng kê thêm một lượt nứa nữa làm thành một cái giường ngồi được hẳn hoi.
Chúng tôi lại đoán là đêm nay Bác đi câu. Vì lúc khác, thỉnh thoảng Bác cũng đi câu vào những buổi chiều sau giờ làm việc. Nghĩ vậy thôi, thực ra mỗi người cũng tự hiểu đêm trăng sáng như vậy câu làm sao được, mà Bác cũng thừa biết.
Công việc chuẩn bị của chúng tôi đã đâu vào đấy. Trăng cũng vừa nhô lên đầu núi. Đêm nay là đêm rằm tháng tám ta, nên ánh trăng như dịu hiền, mát mẻ hơn. Không biết ở những nơi khác như thế nào, riêng ở ven sông Đáy này đêm ấy mặt trăng, dòng nước và vài đám mây trắng lững lờ trôi như quyện lấy nhau làm tăng thêm cảnh đẹp. Tôi dù chưa quen với cảnh trăng thu như vậy nhưng đếm ấy cũng thấy say cảnh.
Vừa lúc chúng tôi chuẩn bị xong, Bác từ nhà trên xuống bảo chúng tôi cùng Bác đi chơi Tết Trung thu! Anh em chúng tôi nghe vậy rất mừng. Nhưng nỗi lo của chúng tôi cũng hiện ra. Mừng là được cùng Bác đi chơi sông, lo là nước sông còn lạ bến lạ bờ. Chúng tôi lại là những người có trách nhiệm bảo vệ Bác. Nhưng dù sao anh em chúng tôi cũng cùng Bác bước chân xuống bè mảng.
Thế là đêm rằm tháng Tám năm 1949 ấy lần đầu tiên và cũng chỉ có một lần ấy, chúng tôi được cùng Bác đi chơi trên bè mảng giữa dòng sông Phó Đáy.
Đêm ấy, mặt nước sông Phó Đáy đã biết chiều lòng khách quý, nên rất phẳng lặng và dịu hiền. Tôi nhìn dòng sông như một con đường cái, mặt nước như mặt thảm nhung được trải giữa hai bờ. Tôi là người dân tộc Dao, xưa nay sống với núi rừng, bạn cùng hươu nai, khe suối. Vùng quê tôi không có con sông rộng và to như vậy. Nên đêm ấy nhìn núi, nhìn sông, nhìn trăng mà lòng tôi rạo rực lòng yêu mến đất nước. Tôi không phải nhà văn, nhà thơ, nên không biết tả cái cảnh giữa dòng sông Đáy mát mẻ này có một cái bè mảng của vị lãnh tụ dân tộc Việt Nam đang lững lờ trôi dưới ánh trăng rằm tháng Tám.
Nếu nhìn riêng dòng sông đêm nay thật là một đêm hoà bình đẹp đẽ. Nhưng hồi ấy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang vào thời kỳ quyết liệt. Khắp nơi đang chuẩn bị tổng phản công để quét sạch quân thù ra khỏi đất nước. Những tin thắng trận ở Sông Lô, Đèo Giàng...tin phá tề, diệt địch ở đồng bằng Bắc Bộ, ở Trị Thiên .v.v... đang bay về trên sông Đáy này. Và có lẽ những tin thắng trận đó đã đến làm cho lãnh tụ chúng ta vui mừng nên mới có đêm chơi trăng đẹp đẽ này.
Đấy là những suy nghĩ riêng của chúng tôi. Người đang cầm lái con thuyền Việt Nam kháng chiến đi qua những thác ghềnh nguy hiểm mà lại đang thanh thản như một nhà thơ - Sự thực Bác là một nhà thơ vĩ đại – vì nắm chắc con thuyền Việt Nam sẽ tới bến vinh quang.
Mảng đang trôi. Bác đề nghị mỗi người hát một bài. Đoàn người hôm đó có cả chị Mai nên chúng tôi đề nghị chị hát trước. Chị Mai vui lòng, không ai bảo ai, tự nhiên ai cũng biết cuộc vui bắt đầu. Giữa núi rừng có trăng, có nước...nghe giọng hát của một thanh nữ cất lên, mặc dù chưa phải là một giọng hát điêu luyện như văn công, nhưng cũng đã làm cho cảnh đêm trăng càng thêm đẹp đẽ. Chị Mai hát xong, chúng tôi hoan hô, cả bè mảng rung rinh theo. Bác lại nói vui:
- Giọng cô hát nhỏ quá, mới như con muỗi bay ngang tai!
Chúng tôi đề nghị chị Mai hát lại. Chắc chị Mai vì cảm động quá nên hát không được cao tiếng.
Bè mảng của chúng tôi tiếp tục trôi một quãng sông nữa, đến một khúc sông rộng, có vực sâu hơn, lúc này nhìn hai bên bờ sông xa xa...Trăng đã lên khá cao. Cả bề mặt của sông như không còn bóng tối của núi rừng nữa. Nhìn đôi bờ sông, núi soi mình dưới nước tạo thành hai bờ như núi nối liền với núi. Bè mảng lúc này trôi chậm hơn nhiều, gần như dừng lại. Nhìn lên trời có trăng, có sao, nhìn xuống dưới chân cùng có sao, có trăng. Đến quãng này Bác nói đại ý như sau:
- Đêm nay, khắp nơi các cháu đều vui chơi tết Trung thu...
Bác nói nhiều và nhắc đến nhiều các cháu ở các nơi. Khi Bác nhắc tới các cháu đang sống trong vùng địch kiểm soát, mọi người đều se lòng. Bác nói xong, lại đề nghị mỗi người ở đây góp vào làm một bài thơ. Bác đề xướng và đặt câu trước, rồi mỗi người góp vào một câu. Mọi người chúng tôi đều vui vẻ đồng ý. Tôi và một số đồng chí khác chưa biết làm thơ là thế nào, nhưng thấy vui quá, cũng đồng ý. Nói là mỗi người góp vào, nhưng thực tế lại là ý kiến của Bác nhiều.
Tôi rất tiếc hồi ấy chưa quan tâm đến thơ ca nên không biết ghi chép lấy. Tôi chỉ còn mang máng nhớ một số ý không thành câu thơ như sau:
.................................
Trên đầu có trăng soi
Dưới chân có trăng soi
Bồng bềnh giữa nước đoàn người ngắm trăng
Xa xa súng trận vang ầm
Ngày mai thắng giặc trăng rằm sáng hơn.
..............................
Bài thơ còn dài, nhưng tôi không nhớ nữa. Làm xong bài thơ, Bác đọc lại. Mọi người vui vẻ. Bác và chúng tôi mới lấy cơm nắm ra ăn trên bè mảng. Ăn cơm xong, chúng tôi chống mảng ngược dòng. Về tới nhà khoảng hơn mười giờ khuya.
Đêm ấy, tôi ngủ ngay trong phòng Bác. Đặt mình lên giường, tôi suy nghĩ nhiều về một đêm đi ngắm trăng với lãnh tụ – nhà thơ. Người bận trăm công nghìn việc vẫn dành những thì giờ ngắm trăng và nhớ các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Nghĩ lại những lời Bác nhắc đến các cháu chơi Tết Trung thu, các cháu ở miền núi, các cháu đang ở vùng địch tạm chiếm...nghĩ bao nhiêu càng thấy lòng Bác quý các cháu bấy nhiêu. Từ đó, tôi càng hiểu sâu thêm hai chữ “Trung thu” mà Bác Hồ hằng nhắc nhở.
Hôm nay, miền Bắc đã hoà bình. Đúng là “ngày mai thắng giặc trăng càng sáng hơn”...
Nhìn lên trăng sáng, lòng tôi nhớ lại đêm rằm năm xưa. Nhìn ánh trăng toả khắp nơi nơi mà nhớ lại những lời thơ Bác còn vang vọng mãi...
Theo Triệu Hồng Thắng
Bác Hồ ở Việt Bác, NXB Việt Bắc, 1975
IAME sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét